Xin cứu người mẹ đơn thân khốn khổ
Ngày 13.3, đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đã báo cáo lên Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng để thông báo đến các cửa khẩu tìm kiếm tàu nước ngoài liên quan vụ va chạm với tàu cá Phú Yên tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa vào ngày 9.3.Theo báo cáo, lúc 14 giờ ngày 9.3, Đồn biên phòng Hòa Hiệp Nam (Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên) nhận được tin báo về việc tàu cá PY 95157 TS (dài 18,8 m, công suất 730 CV) gặp nạn trên biển. Tàu cá này do ông Huỳnh Tấn Phong (41 tuổi, ở khu phố Phú Lạc, P.Hòa Hiệp Nam, TX.Đông Hòa, Phú Yên) làm thuyền trưởng, xuất bến vào ngày 20.2, trên tàu có 8 người lao động.Khoảng 13 giờ 15 ngày 9.3, khi tàu cá PY 95157 TS đang hoạt động cách bờ biển tỉnh Khánh Hòa hơn 200 hải lý thì bị tàu chở dầu nước ngoài hành trình đi Ả Rập Xê Út (đi hướng nam - bắc) va chạm.Sau khi gây tai nạn, tàu chở dầu không dừng lại mà tiếp tục hành trình. Vụ va chạm khiến tàu cá bị hỏng máy, vỡ lái, vỡ cabin... Đến khoảng 15 giờ ngày 9.3, 8 ngư dân trên tàu cá bị nạn được tàu cá PY 95221 TS của ông Võ Chí Cư (42 tuổi) cứu vớt an toàn."Tàu cá PY 95157 TS đang thả neo dù, chờ các tàu cá khác đến lai dắt. Vẫn chưa có thống kê về con số thiệt hại nhưng hiện tàu cá này bị hư hỏng khá nặng", đại tá Hương cho biết.'Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo'
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.
Con gái Phi Nhung: Từ lúc mẹ mất, tôi không đọc tin đồn vì áp lực
Giá heo tăng mạnh đã khiến nhu cầu tái đàn xuất hiện nhiều hơn nhưng vấn đề hiện nay là thiếu con giống nên nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định: "Nhu cầu tiêu thụ thịt heo trên thị trường chưa hồi phục so với trước kia, tuy nhiên nguồn cung trong nước đã giảm từ năm trước do dịch bệnh. Đến thời điểm hiện nay giá heo tăng trở lại, nhiều hộ muốn tái đàn nhưng vẫn lo lắng không biết xu hướng tăng giá kéo dài bao lâu. Mặt khác nguồn heo giống không đủ đáp ứng nên dẫn đến tình trạng thiếu hàng, khan hiếm ở nhiều nơi".
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Rác đổ bên hông cầu, tràn xuống kênh
Adrien Brody đã giành giải Nam chính xuất sắc nhất lần thứ hai trong sự nghiệp nhờ vai diễn trong bộ phim The Brutalist, vượt qua loạt đối thủ nặng ký như Timothée Chalamet, Colman Domingo, Sebastian Stan và Ralph Fiennes.Khoảnh khắc khi được xướng tên, anh bước lên sân khấu với tâm trạng xúc động. Tuy nhiên, điều khiến khán giả bất ngờ là khi đang di chuyển lên bục nhận giải, anh bất ngờ quay lại, lấy kẹo cao su ra khỏi miệng và ném về phía bạn gái Georgina Chapman.Georgina Chapman, vốn là vợ cũ của "ông trùm Hollywood" Harvey Weinstein, được bắt gặp đang cố gắng chụp lấy viên kẹo trước khi Adrien Brody bắt đầu bài phát biểu. Hành động này ngay lập tức gây ra phản ứng trái chiều từ phía khán giả. Nhiều người cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự và phản cảm.Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Live with Kelly and Mark, Adrien Brody đã lên tiếng về hành động này của mình: "Tôi có thể nuốt nó, nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến điều đó. Tôi chỉ đang tìm cách vứt nó đi mà thôi". Ngoài khoảnh khắc ném kẹo cao su, Adrien Brody còn bị chỉ trích vì bài phát biểu nhận giải dài nhất lịch sử Oscar và theo The Daily Beast đó cũng là bài phát biểu tệ nhất trong lịch sử. Chuyên trang này đánh giá trong 5 phút 40 giây dài "đằng đẵng" trên sân khấu, nam diễn viên đã làm đủ mọi thứ không nên làm tại một lễ trao giải danh giá. "Nó tự mãn, lan man và đầy vẻ quan trọng nhưng lại chẳng có nội dung thực sự và quá dài", The Daily Beast bình luận về màn phát biểu của Adrien Brody.Khi dàn nhạc ra hiệu nhắc nhở đã hết thời gian, Adrien Brody với vẻ tự tin đã vẫy tay về phía đội ngũ sản xuất: "Tôi sẽ sớm kết thúc, làm ơn tắt nhạc đi. Đây không phải lần đầu tôi nhận giải đâu".Dù nhận được tràng pháo tay trong khán phòng nhưng bài phát biểu của Adrien Brody lại khiến một bộ phận khán giả xem trực tiếp qua truyền hình không hài lòng.Họ chỉ trích nam diễn viên vì bài phát biểu quá dài và có phần tự cao: "Adrien Brody thật thô lỗ và kiêu ngạo khi nghĩ rằng anh ta xứng đáng được phát biểu lâu hơn người khác"; "Adrien Brody nói: Tôi sẽ phát biểu ngắn gọn, nhưng rồi lại biến nó thành một sân chơi của riêng mình".